Skip navigation

Logo

CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI THƯ VIỆN SỐ - TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ĐỒNG THÁP
Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://lib.truongchinhtri.dongthap.gov.vn/jspui/handle/123456789/294
Nhan đề: Địa Chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia
Tác giả: Nguyễn, Văn Dân
Từ khoá: Địa chính trị
Chính sách phát triển quốc gia
Năm xuất bản: 1-Apr-2014
Nhà xuất bản: Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự Thật
Tóm tắt: Thuật ngữ "địa chính trị" xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, chỉ nghệ thuật, cách thức sử dụng quyền lực hay ảnh hưởng chính trị trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Thuật ngữ này nhanh chóng được sử dụng phổ biến bởi các nhà khoa học chính trị, địa lý, lịch sử, môi trường và xã hội học; nhiều viện nghiên cứu về địa chính trị đã được thành lập ở các nước và nhiều lý thuyết địa chính trị đã có ảnh hưởng lớn đến đường lối đối nội và đối ngoại của các nhiều quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam thời gian qua, địa chính trị vẫn chưa được coi là một chuyên ngành khoa học, nên chưa được đầu tư nghiên cứu một cách thỏa đáng. Địa chính trị chỉ được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây, nhất là từ khi biển Đông trở thành vấn đề thời sự của nước ta, của khu vực và nhiều nước trên thế giới. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, tháng 4/2014, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã phát hành ấn phẩm mang tên “Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia” (xuất bản lần đầu năm 2011) của PGS.TS Nguyễn Văn Dân (Viện Thông tin Khoa học xã hội) nhằm hệ thống hóa lại các quan điểm và lý thuyết địa chính trị, làm rõ bản chất và vị thế khoa học của bộ môn địa chính trị, từ đó đưa ra một cái nhìn đúng đắn về lĩnh vực này. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cuốn sách được cấu trúc thành bốn chương: Chương 1. Khái niệm và định nghĩa; Chương 2: Một số xu hướng lý thuyết và thực hành địa chính trị trên thế giới; Chương 3: Quan điểm địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia của một số nước và khu vực chủ chốt trên thế giới; Chương 4: Một số kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam. Chương 1, tác giả nêu và phân tích các khái niệm và định nghĩa của giới khoa học về địa chính trị, địa lý học chính trị và địa chiến lược, đồng thời xem xét quá trình thiết lập định nghĩa địa chính trị trong lịch sử, cũng như những quan điểm mới của các nhà khoa học hiện đại về địa chính trị. Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời nhất quán về khái niệm của các ngành khoa học nói trên, song nhìn chung, theo tác giả, có thể coi địa chính trị là khoa học lý thuyết và ứng dụng nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền lực và không gian. Địa lý học chính trị, giống như địa chính trị cũng là một sắc thái của một bộ môn khoa học thuộc ngành địa lý học nhân văn song nó mang tính lý thuyết nhiều hơn, khác với địa chính trị mang tính thực hành chiến lược ứng dụng vào đời sống chính trị. Địa chiến lược là một bộ phận thực hành quan trọng của địa chính trị, được dùng để chỉ việc nghiên cứu giá trị chiến lược của nhân tố địa lý trong chính sách đối ngoại của một quốc gia và trong mối quan hệ của nó với các quốc gia khác. Chương 2, với cách phân loại theo tiêu chí đối tượng tiếp cận, tác giả phân chia và đi sâu phân tích các quan điểm và lý thuyết thực hành địa chính trị trên thế giới theo 5 xu hướng đó là: (1) Xu hướng địa chính trị hợp nhất: Là xu hướng địa chính trị muốn mở rộng lãnh thổ để thôn tính, sáp nhập hoặc gây ảnh hưởng đối với các lãnh thổ khác; (2) Xu hướng địa chính trị phân mảnh: Là xu hướng đối lập của các nước nhỏ - phân mảnh, ly khai, dẫn đến làm tan rã các đế quốc và giành độc lập cho quốc gia - dân tộc quy mô nhỏ; (3) Xu hướng địa chính trị văn hóa: Là xu hướng cho rằng nguồn gốc của những chia cắt lớn và xung đột giữa loài người là thuộc về mặt văn hóa; (4) Xu hướng địa chính trị tài nguyên: Là xu hướng cho rằng nguồn gốc xung đột từ xưa đến nay là ở tài nguyên thiên nhiên hay có thể nói tài nguyên thiên nhiên có liên quan trực tiếp đến sự phát triển và an ninh của một quốc gia; (5) Xu hướng địa chính trị biển đảo: Là xu hướng đề cao vai trò sức mạnh của các quốc gia biển và các quốc đảo. Chương 3, tác giả tập trung tìm hiểu quan điểm địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia của Hoa Kỳ, Nga, Liên hiệp châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Dựa trên các thành tựu lý luận và thực tiễn áp dụng các lý thuyết địa chính trị của các quốc gia và khu vực chủ chốt nói trên, tác giả cho rằng, nếu được áp dụng đúng đắn, địa chính trị sẽ góp phần to lớn cho sự ổn định, phát triển của một quốc gia và hợp tác quốc tế; nhưng nếu bị lạm dụng và bị đẩy đến cực đoan thì sẽ dẫn đến thảm họa cho loài người. Do đó, lý thuyết địa chính trị cần phải được xem xét và áp dụng một cách thận trọng. Chương 4, tác giả nhìn nhận vai trò địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia của Việt Nam. Trong lịch sử, ông cha ta đã biết dựa vào địa thế, địa hình của đất nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Định danh: http://lib.truongchinhtri.dongthap.gov.vn/jspui/handle/123456789/294
ISBN: 978-604-57-0281-9
Bộ sưu tập: TÀI LIỆU VỀ TRIẾT HỌC

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
[TCT.DT] Địa Chính Trị Trong Chiến Lược Và Chính Sách Phát Triển Quốc Gia (NXB Chính Trị 2014) - Nguyễn Văn Dân, 311 Trang.pdf
  Giới hạn truy cập
6.88 MBAdobe PDFXem/Tải về  Yêu cầu tài liệu


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.