Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://lib.truongchinhtri.dongthap.gov.vn/jspui/handle/123456789/263
Nhan đề: | Của cải của các dân tộc |
Nhan đề khác: | Wealth Of Nations |
Tác giả: | Smith, Adam Đỗ, Trọng Hợp |
Từ khoá: | Lý thuyết kinh tế Khoa học xã hội "Tôi luôn luôn muốn làm liều là tỏ ra nhạt nhẽo để biết chắc là tôi diễn đạt dễ hiểu" Kinh tế học |
Năm xuất bản: | 1-Mar-1997 |
Nhà xuất bản: | Nxb. Giáo dục |
Tóm tắt: | Của cải của các dân tộc” là cuốn sách kinh điển lớn đầu tiên về lý thuyết kinh tế. Có thể đi xa hơn nữa và nói rằng về mặt lịch sử, đây là tác phẩm kinh điển lớn nhất trong lĩnh vực khoa học xã hội. Tôi không muốn nói là cuốn sách này đưa ra những phát kiến cơ bản của chân lý trường cửu (mặc dù chưa phải là cuối cùng) như Những nguyên lý của Isaac Newton trong khoa học vật lý vàNguồn gốc các loài của Charles Darwin trong sinh vật học. Khoa học xã hội hình như không chấp nhận loại thành tựu đó. Nhưng “Của cải của các dân tộc” thực ra rất giống hai cuốn sách nói trên vì nó cung cấp mô hình thành công tốt nhất trong phạm vi bao quát của nó và có khả năng cổ vũ mọi thế hệ bởi tầm nhìn xa thấy rộng của nó. Adam Smith không phải là một nhà đổi mới vĩ đại trong việc nắm bắt những nét đặc trưng của hành vi kinh tế nhưng ông đã hơn hẳn tất cả các bậc tiền bối của ông ở chỗ ông nhìn nhận toàn bộ đời sống kinh tế như một hệ thống thống nhất có các phân nhánh trong các ngành khoa học xã hội nói chung, nhất là xã hội học, tâm lý học, chính thể và luật pháp. “Của cải của các dân tộc” còn là một mẫu mực về mặt diễn đạt rõ ràng. Khi viết lời giới thiệu về vấn đề giá trị kinh tế khó hiểu trong quyển I, chương 4, Adam Smith nói: “Tôi luôn luôn muốn làm liều là tỏ ra nhạt nhẽo để biết chắc là tôi diễn đạt dễ hiểu”. Kinh tế học là một môn học phức tạp, và hầu hết các tác giả hiện thời viết về lý thuyết kinh tế đều dùng ngôn ngữ phức tạp. Smith đã cố sức làm cho những đoạn gay cấn trở nên dễ hiểu, và mặc dù đôi khi phải động não khá nhiều, bạn đọc không nhất thiết phải nắm chắc thuật ngữ chuyên môn và giỏi toán học. Nhìn chung, Smith viết bằng tiếng Anh đơn giản. Và mặc dù ông có nói đến sự nhạt nhẽo nào đó trong cách diễn đạt, hầu hết các chương trong cuốn sách đã cuốn hút sự chú ý của người đọc nhờ có một kết cấu được sắp xếp khá tinh vi, mặc dù khi mới đọc sơ qua lần đầu, người ta có thể chưa nhận thấy. Tính chất không phô trương của dàn bài cuốn sách còn thể hiện trong việc Smith sử dụng các ngôn từ hoa mỹ. Khi ông muốn đưa ra một điểm đặc biệt quan trọng, ông không ngần ngại trình bày nó một cách giản dị hoặc đưa ra một ẩn dụ làm cho người đọc sửng sốt và nhớ mãi: “Chính không phải do lòng tốt của người bán thịt, người sản xuất rượu bia hay người làm bánh mỳ mà chúng ta có được một bữa ăn ngon, mà do sự quan tâm của họ tới lợi ích riêng của họ”. Từng cá nhân chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của mình, nhưng một “bàn tay vô hình” lại dẫn dắt họ thúc đẩy lợi ích chung.... |
Mô tả: | File mềm |
Định danh: | http://dlibtct.lib2021.edu.vn/xmlui/handle/123456789/263 |
Bộ sưu tập: | KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
[TCT.DT] Cua cai cua cac dan toc.pdf | 3.14 MB | Adobe PDF | Xem/Tải về |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.