Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://lib.truongchinhtri.dongthap.gov.vn/jspui/handle/123456789/216
Nhan đề: | Triết Học Tôn Giáo – Mel Thomson |
Tác giả: | ThomsonMel, Mel Đỗ, Minh Hợp (Dịch) |
Từ khoá: | Triết học tôn giáo Tôn giáo chỉ nằm trong giới của lý tính Tôn giáo học |
Năm xuất bản: | 1-Sep-2004 |
Nhà xuất bản: | Nxb. Chính trị quốc gia |
Tóm tắt: | Triết học tôn giáo, theo nghĩa hẹp, là một bộ môn triết học độc lập mà đối tượng của nó là tôn giáo. Thuật ngữ "triết học tôn giáo" lần đầu tiên xuất hiện ở Đức, vào cuối thế kỷ XVIII, được I. Cantơ đưa ra trong tác phẩm “Tôn giáo chỉ nằm trong giới của lý tính”. Khi đó, tôn giáo được xem như là đối tượng suy tư triết học và với tư cách là một trong những hiện tượng của văn hóa ngang hàng với khoa học, pháp luật, nghệ thuật... Còn khi tôn giáo trở thành đối tượng của phân tích triết học, của phê phán và đánh giá từ quan điểm các phương pháp và lý luận nghiên cứu khoa học thì triết học về tôn giáo được xem là một bộ phận của khoa học về tôn giáo, hay còn gọi là tôn giáo học, ngang hàng và các môn tâm lý, xã hội học và lịch sử tôn giáo. Như vậy, bộ môn triết học tôn giáo đã có bề dày lịch sử hai thế kỷ. Trong kho tàng tư liệu triết học thế giới, cho đến nay, đã có rất nhiều công trình thuộc tôn giáo học được công bố và bổ sung; song ở nước ta, có lẽ cuốn “Triết học giáo” của tác giả Mel Thomson, do TS. Đỗ Minh Hợp dịch từ bản tiếng Nga, là công trình đầu tiên về môn triết này. |
Mô tả: | Cuốn sách gồm 9 chương, tập trung trình bày những vấn đề cơ bản của triết học tôn giáo. Đó là kinh nghiệm tôn giáo, ngôn ngữ của tôn giáo; các quan điểm và các chứng minh về Chúa; cá nhân; tính nhân quả, ý Chúa và phép màu, đau khổ và cái ác; tôn giáo và khoa học; tôn giáo và đạo đức. Triết học tôn giáo, theo tác giả, trước hết nghiên cứu phương diện duy lý của tôn giáo. Song, tôn giáo không hạn chế chỉ ở một phương diện duy lý. Nó dựa vào trái tim không ít hơn là dựa vào trí tuệ. Chính vì vậy, cách tiếp cận duy lý tới tôn giáo, theo tác giả, là chưa đầy đủ và vì thế, có những hạn chế của nó. Kỳ vọng của tác giả là "cố gắng nghiên cứu cái bị che đậy dưới vỏ bọc bên ngoài, nhận thấy trong tôn giáo cái đồng thời vừa là đích thực, vừa là duy lý". Về tổng thể, cấu trúc của cuốn sách theo một chủ đề có lôgíc khá chặt chẽ. Trước hết, tác giả trình bày vấn đề về bản chất của cảm xúc tôn giáo, sau đó xem xét ngôn ngữ được sử dụng để mô tả cảm xúc ấy. Tiếp theo, tác giả chuyển sang phân tích các tín ngưỡng và sự luận chứng mà tín đồ sử dụng để giải thích các tín ngưỡng đó. Nói tóm lại, toàn bộ kết cấu được tác giả trình bày không vượt ra ngoài kinh nghiệm tôn giáo và thông qua đó, trình bày thế giới quan tôn giáo, cái mà ngày nay tôn giáo ở một mức độ xác định đã phải nhường chỗ cho khoa học. Mặt khác, cùng với triết học, tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành đạo đức và triết học tôn giáo đặt nhiệm vụ cho mình là nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa đạo đức và tôn giáo. Cuối cùng, tác giả muốn độc giả làm quen với các quan điểm cơ bản của triết học tôn giáo, chỉ ra những hạn chế của cuộc tranh luận duy lý và điều quan trọng hơn cả, là trình bày hàng loạt luận cứ có liên quan đến niềm tin tôn giáo. Kỳ vọng thì quả là lớn lao, song như tác giả thừa nhận rằng, nếu triết học cố nghiên cứu tôn giáo giống hệt như nghiên cứu khoa học, chính trị hay ngôn ngữ, thì một trong hai cuộc khủng hoảng tất yếu sẽ xẩy ra đối với nhà triết học: hoặc là anh ta "không có khả năng đi đến các kết luận lôgíc, bởi vì vật liệu mà nhà nghiên cứu sử dụng không thể hoàn toàn hiểu được bằng con đường phân tích lôgíc, hoặc là tín đồ không chấp nhận các kết luận triết học về tôn giáo, bởi vì chúng không được tính đến các yếu tố thực nghiệm và trực giác của tôn giáo. Mặc dù cuốn sách không đề cập đến vấn đề lịch sử của bộ môn triết học tôn giáo, tức không khái quát tiến trình lịch sử của mối quan hệ giữa lý tính con người và tôn giáo cũng như nhiều vấn đề khác, song tác giả của nó đã cung cấp cho độc giả những vấn đề tham khảo cơ bản về tôn giáo với tư cách là đối tượng của nghiên cứu triết học. |
Định danh: | http://dlibtct.lib2021.edu.vn/jspui/handle/123456789/216 |
Bộ sưu tập: | TÀI LIỆU VỀ TRIẾT HỌC |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
TCT.DT.Triết Học Tôn Giáo - Mel Thomson.pdf Giới hạn truy cập | 51.25 MB | Adobe PDF | Xem/Tải về Yêu cầu tài liệu |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.